Tuần trước, một sỹ quan quân đội cấp cao Trung Quốc đã công bố một kế hoạch chi tiết của nước này trong việc kiểm soát không và hải quân trong cuộc chiến tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
Hình ảnh máy bay KJ-500 chất lượng thấp - đúng phong cách “lộ vũ khí mới“ của Trung Quốc
Trong một cuộc phỏng vấn với một kênh truyền thông nhà nước hồi tuần trước, Đại tá Du Wenlong (Đỗ Văn Long) được hỏi về “con át chủ bài” của Trung Quốc về không quân và hải quân nếu xảy ra tranh chấp Biển Đông. Trả lời cho câu hỏi này, Đại tá Đỗ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác giữa các đội máy bay chiến đấu của Trung Quốc và máy bay cảnh báo sớm và kiểm soát trên không (AEW&C), theo đó, nước này muốn thành lập lực lượng “kiểm soát không và hải quân” trên Biển Đông.
Cụ thể, ông Đỗ cho rằng sự hợp tác giữa các thế hệ máy bay chiến đấu J-10, J-11, J-16, KJ 2000 và KJ200 “cho phép Trung Quốc kiểm soát các mục tiêu của đối phương trong một không phận rộng lớn thông qua khả năng tấn công không đối không mạnh mẽ”. Đỗ Văn Long cũng mạnh miệng cho rằng, một khi Trung Quốc kiểm soát được không chiến, nước này có thể áp đặt quyền kiểm soát Biển Đông bằng cách sử dụng các máy bay có chức năng không đối biển, được hỗ trợ bởi tàu ngầm và tàu trên mặt biển như tàu khu trục.
Ông Đỗ tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của máy bay chiến đấu J-16 và tỏ ra đặc biệt tự hào về khả năng không đối không, không đối biển, thậm chí là không đối đất của nó. Nó có thể giúp quân đội Trung Quốc lên nhiều kế hoạch chiến đấu vì khả năng thực hiện nhiều vai trò đó.
J-16 là một thế hệ máy bay chiến đấu đa chức năng, một chiếc máy bay ném bom được phát triển dựa trên phiên bản máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Nga, và giờ đây, nó trở thành “điểm tựa của lực lượng máy bay chiến đấu hải quân” của Trung Quốc. Trung Quốc đã mua những chiếc máy bay Su-30MK2 của Nga từ cách đây hơn một thập kỷ trước.
Ông Đỗ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mua các thế hệ máy bay cảnh báo sớm và kiểm soát trên không tiên tiến hơn, đồng thời cũng tăng cường cải tiến công nghệ cảnh báo sớm, tăng cường khả năng trinh sát không đối biển, không đối đất lên một phạm vi cao hơn so với hiện tại.
Vì thế, ông Đỗ cho rằng Trung Quốc sẽ nắm quyền kiểm soát biển và không phận Biển Đông chủ yếu thông qua sự hợp tác giữa các máy bay AEW&C và J-16 cùng với lực lượng hải quân.
Một điều đáng chú ý là trong những bức ảnh đầu tiên của thế hệ máy bay cảnh báo sớm tiếp theo của Trung Quốc, được gọi là KJ-500, chỉ mới rò rỉ trên internet trong tuần.
Trong bài viết kể trên, Đỗ Văn Long được giới thiệu là một chuyên gia quân sự. Ông Đỗ cũng là một nhà bình luận thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện truyền thông nhà nước của Trung Quốc. Tuy nhiên, cuối tháng trước, Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác định ông là Đại tá Đỗ Văn Long, một nhà nghiên cứu cấp cao của Học viện Khoa học quân sự (AMS) của quân đội Trung Quốc.
AMS là “trung tâm nghiên cứu quân sự của quốc gia và là tổ chức nghiên cứu quân sự hàng đầu trong quân đội Trung Quốc. Nó thuộc sự quản lý của Quân ủy Trung ương Trung Quốc, nhưng cũng nhận các nhiệm vụ trực tiếp từ Bộ Tổng tham mưu”.
Theo các học giả Bates Gill và James Mulvenon cho rằng, AMS là tổ chức nghiên cứu lớn nhất của quân đội Trung Quốc, có khoảng 500 nhà nghiên cứu làm việc và tập trung “viết báo cáo cho các lãnh đạo quân sự, viết bài phát biểu của các nhà lãnh đạo quân sự hàng đầu và phục vụ trong các nhóm nhỏ hàng đầu tạm thời và vĩnh viễn như soạn thảo các tài liệu quan trọng, trong đó có Sách trắng Quốc Phòng”.
Đại tá Đỗ Văn Long cũng được giới chuyên gia đánh giá là hiếu chiến, và thường có những lời lẽ khoa trương. Khi ba hạm đội lớn của Hải quân Trung Quốc tiến hành một cuộc tập trận chung vào tháng trước, ông Đỗ từng tự hào tuyên bố rằng chuỗi đảo đầu tiên đã bị “chia cắt”, mà sau này ông mô tả như là một điều gì đó rất đỗi bình thường đối với quân đội Trung Quốc.
Kể từ mùa thu năm ngoái, khi tranh chấp với Nhật Bản về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư bắt đầu leo thang, ông Đỗ cũng đã từng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Trung Quốc nên xây căn cứ không quân của phi đội máy bay không người lái (UAV) để giám sát các hòn đảo và các hành động của Nhật Bản. Tuy nhiên, nhiều người tin rằng điều này càng làm bế tắc thêm những tranh chấp hiện có.
Thực tế là những lời kêu gọi sử dụng máy bay không người lái, điều đã làm tăng những căng thẳng và hòa khí trên biển, có thể sẽ trở thành một hoạt động thường niên quân đội Trung Quốc trong tương lai.
Minh Anh (Infonet) - Thediplomat
Hình ảnh máy bay KJ-500 chất lượng thấp - đúng phong cách “lộ vũ khí mới“ của Trung Quốc
Trong một cuộc phỏng vấn với một kênh truyền thông nhà nước hồi tuần trước, Đại tá Du Wenlong (Đỗ Văn Long) được hỏi về “con át chủ bài” của Trung Quốc về không quân và hải quân nếu xảy ra tranh chấp Biển Đông. Trả lời cho câu hỏi này, Đại tá Đỗ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác giữa các đội máy bay chiến đấu của Trung Quốc và máy bay cảnh báo sớm và kiểm soát trên không (AEW&C), theo đó, nước này muốn thành lập lực lượng “kiểm soát không và hải quân” trên Biển Đông.
Cụ thể, ông Đỗ cho rằng sự hợp tác giữa các thế hệ máy bay chiến đấu J-10, J-11, J-16, KJ 2000 và KJ200 “cho phép Trung Quốc kiểm soát các mục tiêu của đối phương trong một không phận rộng lớn thông qua khả năng tấn công không đối không mạnh mẽ”. Đỗ Văn Long cũng mạnh miệng cho rằng, một khi Trung Quốc kiểm soát được không chiến, nước này có thể áp đặt quyền kiểm soát Biển Đông bằng cách sử dụng các máy bay có chức năng không đối biển, được hỗ trợ bởi tàu ngầm và tàu trên mặt biển như tàu khu trục.
Ông Đỗ tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của máy bay chiến đấu J-16 và tỏ ra đặc biệt tự hào về khả năng không đối không, không đối biển, thậm chí là không đối đất của nó. Nó có thể giúp quân đội Trung Quốc lên nhiều kế hoạch chiến đấu vì khả năng thực hiện nhiều vai trò đó.
J-16 là một thế hệ máy bay chiến đấu đa chức năng, một chiếc máy bay ném bom được phát triển dựa trên phiên bản máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Nga, và giờ đây, nó trở thành “điểm tựa của lực lượng máy bay chiến đấu hải quân” của Trung Quốc. Trung Quốc đã mua những chiếc máy bay Su-30MK2 của Nga từ cách đây hơn một thập kỷ trước.
Ông Đỗ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mua các thế hệ máy bay cảnh báo sớm và kiểm soát trên không tiên tiến hơn, đồng thời cũng tăng cường cải tiến công nghệ cảnh báo sớm, tăng cường khả năng trinh sát không đối biển, không đối đất lên một phạm vi cao hơn so với hiện tại.
Vì thế, ông Đỗ cho rằng Trung Quốc sẽ nắm quyền kiểm soát biển và không phận Biển Đông chủ yếu thông qua sự hợp tác giữa các máy bay AEW&C và J-16 cùng với lực lượng hải quân.
Một điều đáng chú ý là trong những bức ảnh đầu tiên của thế hệ máy bay cảnh báo sớm tiếp theo của Trung Quốc, được gọi là KJ-500, chỉ mới rò rỉ trên internet trong tuần.
Trong bài viết kể trên, Đỗ Văn Long được giới thiệu là một chuyên gia quân sự. Ông Đỗ cũng là một nhà bình luận thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện truyền thông nhà nước của Trung Quốc. Tuy nhiên, cuối tháng trước, Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác định ông là Đại tá Đỗ Văn Long, một nhà nghiên cứu cấp cao của Học viện Khoa học quân sự (AMS) của quân đội Trung Quốc.
AMS là “trung tâm nghiên cứu quân sự của quốc gia và là tổ chức nghiên cứu quân sự hàng đầu trong quân đội Trung Quốc. Nó thuộc sự quản lý của Quân ủy Trung ương Trung Quốc, nhưng cũng nhận các nhiệm vụ trực tiếp từ Bộ Tổng tham mưu”.
Theo các học giả Bates Gill và James Mulvenon cho rằng, AMS là tổ chức nghiên cứu lớn nhất của quân đội Trung Quốc, có khoảng 500 nhà nghiên cứu làm việc và tập trung “viết báo cáo cho các lãnh đạo quân sự, viết bài phát biểu của các nhà lãnh đạo quân sự hàng đầu và phục vụ trong các nhóm nhỏ hàng đầu tạm thời và vĩnh viễn như soạn thảo các tài liệu quan trọng, trong đó có Sách trắng Quốc Phòng”.
Đại tá Đỗ Văn Long cũng được giới chuyên gia đánh giá là hiếu chiến, và thường có những lời lẽ khoa trương. Khi ba hạm đội lớn của Hải quân Trung Quốc tiến hành một cuộc tập trận chung vào tháng trước, ông Đỗ từng tự hào tuyên bố rằng chuỗi đảo đầu tiên đã bị “chia cắt”, mà sau này ông mô tả như là một điều gì đó rất đỗi bình thường đối với quân đội Trung Quốc.
Kể từ mùa thu năm ngoái, khi tranh chấp với Nhật Bản về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư bắt đầu leo thang, ông Đỗ cũng đã từng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Trung Quốc nên xây căn cứ không quân của phi đội máy bay không người lái (UAV) để giám sát các hòn đảo và các hành động của Nhật Bản. Tuy nhiên, nhiều người tin rằng điều này càng làm bế tắc thêm những tranh chấp hiện có.
Thực tế là những lời kêu gọi sử dụng máy bay không người lái, điều đã làm tăng những căng thẳng và hòa khí trên biển, có thể sẽ trở thành một hoạt động thường niên quân đội Trung Quốc trong tương lai.
Minh Anh (Infonet) - Thediplomat
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét