Khánhst

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

Báo Anh dự báo ngân sách quốc phòng Việt Nam năm 2013-2017

Tạp chí quốc phòng hàng tuần Jane Defense Weekly của Anh mới đây vừa có một bài viết đánh giá toàn diện về quá trình hiện đại hóa đi kèm phát triển kinh tế của Việt Nam và đưa ra những dự báo phát triển tương lai. Báo xin lược dịch lại thông tin của bài báo


Tàu ngầm Kilo Hà Nội của Việt Nam

Phần 1: 2013 - 2017 ngân sách quốc phòng Việt Nam sẽ tăng 30%

Nguồn năng lượng ngày càng được mở rộng của Việt Nam ở Biển Đông đang thúc đẩy sự phát triển chưa từng thấy của công nghiệp quốc phòng và quân sự trong bối cảnh gắn với ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.

Hiện đại hóa là tín hiệu rõ ràng nhất bằng một số vụ mua lại lớn từ Nga kể từ năm 2009 bao gồm 6 tàu ngầm lớp Kilo và 20 máy bay chiến đấu Sukhoi Su-30MK2 và kèm theo một loạt các biện pháp mới được giới thiệu và hoạt động nhằm tăng cường sức mạnh của Quân đội Việt Nam trong việc nắm giữ các lợi ích ở ngoài khơi, hứa hẹn định tình tương lai của kinh tế đất nước.

Với sự phát triển của quốc gia và sức mạnh quân sự liên kết chặt chẽ như vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi Quân đội Việt Nam có trách nhiệm không chỉ bảo vệ đất nước mà còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mục tiêu hàng đầu là đưa Hà Nội trở thành một quốc gia công nghiệp hóa, hiện đại hóa hoàn toàn vào năm 2020 và một cường quốc kinh tế của châu Á vào năm 2025.

Nền kinh tế và chi tiêu

Con đường phát triển kinh tế của Việt Nam đã không được trơn tru như mong đợi. Trong 2 quý đầu năm 2013, cả nước đã trải qua một sự sụt giảm đáng kể trong tốc độ tăng trưởng do suy giảm năng suất mang lại, nó có liên quan đến việc "không hiệu quả" trong sản xuất và các khu vực tài chính của đất nước mà Ngân hàng thế giới cảnh báo vào tháng 12 năm 2012. Trước đó, Ngân hàng thế giới còn nói thêm rằng nền kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng ở mức 5,2% trong năm 2012, mức tăng trưởng chậm nhất trong vòng một thập kỷ qua.

Sau năm 2013, tốc độ mở rộng tăng nhanh được dự báo. Các chỉ số quan trọng bao gồm làm giảm lạm phát mà trong suốt các năm 2011 và 2012 vẫn còn ở mức 2 con số, và chính phủ đã cho thấy sự sẵn sàng nới lỏng mạng lưới của nền kinh tế, với hi vọng sẽ thúc đẩy việc mở rộng thông qua tư nhân hóa, thúc đẩy nhu cầu cao đối với hàng hóa của Việt Nam, giảm bớt nợ xấu và giãn bớt hạn chế đầu tư.

Cùng với đó, Tổ chức nghiên cứu cơ cấu kinh tế IHS Global Insight dự báo Việt Nam tăng trưởng GDP bình quân khoảng 6,5% trong giai đoạn 2013-2017 và tiến tới hỗ trợ mở rộng hơn nữa cho ngân sách quốc phòng.

Trong những năm gần đây, Hà Nội đã phân bổ khoảng 3% GDP cho quốc phòng, tuy nhiên dự kiến nguồn phân bổ sẽ tăng mạnh trong thời gian ngắn có thể đến khoảng 5%, để giải quyết các mối đe dọa chiến lược ngày càng tăng và danh sách dài các tài sản thiếu hụt của quốc phòng. Theo đó, ngân sách cho quốc phòng của Việt Nam được dự báo sẽ mở rộng hơn 30% trong giai đoạn 2013-2017, tăng từ 3,8 tỉ đô lên 4,9 tỉ đô.

Có khả năng Việt Nam sẽ tài trợ cho một số hoạt động quốc phòng, đặc biệt là các giao dịch mua sắm, thông qua các lĩnh vực khác của ngân sách quốc gia. Trong khi kinh phí dành cho vốn đầu tư được dự đoán tăng không quá 1,5 tỉ USD giai đoạn 2013-2017, thì Việt Nam đã cho thấy một xu hướng trước đây để tài trợ các giao dịch với nhà cung cấp quân sự Nga, thông qua nguồn thu liên quan tới năng lượng hạt nhân, dầu mỏ và khí đốt.

Các hướng đi chiến lược

Lý do của việc hiện đại hóa quân sự của Việt Nam, chủ yếu là để bảo vệ sự tăng trưởng kinh tế, trái ngược với các yêu cầu chiến lược của quốc gia trước đây, việc giải quyết cuộc xung đột nội bộ và bảo đảm an toàn biên giới đất liền, cả hai đều đòi hỏi phải có lực lượng vũ trang hùng mạnh phục vụ cho các chiến dịch trên mặt đất kéo dài. Hiện nay, các quyết định mua sắm quân sự của Hà Nội được đặt ra là do yêu cầu cấp thiết phải bảo vệ sự liên tục lãnh thổ của mình, đặc biệt là khu vực biển Đông, khu vực mà Việt Nam quản lý, để đặt yêu cầu với khối lượng tài sản năng lượng đang gia tăng đáng kể.

Cục quản lý thông tin năng lượng Mỹ (EIA) hồi tháng 5/2012 cho biết, tính đến tháng 1/2012, Việt Nam khai thác được 24,7 nghìn tỉ mét khối khí đốt tự nhiên và 4,4 tỉ thùng dầu tại biển Đông trong khi chỉ khai thác được 0,6 tỉ thùng dầu vào năm trước đó.

EIA cho biết sự gia tăng quyền sở hữu để tăng cường thăm dò và phát triển các lĩnh vực ngoài khơi đã giúp Việt Nam trở thành nước sở hữu dầu mỏ lớn thứ 3 châu Á sau Ấn Độ và Trung Quốc, trong khi đó trữ lượng khí đã tăng đáng kể từ năm 2007 và sản xuất khí đốt tăng gấp đôi từ năm 2005 đến năm 2010. Thêm nữa, EIA nhấn mạnh rằng các con số này có thể tăng xa hơn vì nhiều vùng biển của Việt Nam vẫn chưa được thăm dò.

Khối lượng dầu khí dự trữ của Việt Nam đặt ra yêu cầu cho đất nước phải tăng cường bảo vệ các nguồn tài nguyên đó, đặc biệt trong bối cảnh có nhiều quốc gia lên tiếng tranh chấp, bao gồm các khu vực xung quanh quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa và rặng san hô Johnson.

Brunei, Malaysia, Philippines, Trung Quốc, đảo Đài Loan đều đưa ra tuyên bố sở hữu một số khu vực, trong khi Trung Quốc sở hữu hầu hết biển Đông do Bắc Kinh tin vào những ghi chép trong lịch sử của họ. Tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia Nam Á không có khả năng dẫn đến bất kỳ nguy cơ cơ xung đột nào nhờ vào các thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á, nhưng tuyên bố của Trung Quốc đang làm gia tăng các băn khoăn khi Bắc Kinh đang thực thi ảnh hưởng kinh tế, quận đội và chính trị của họ. Kết quả là, mối lo ngại đang gia tăng giữa Trung Quốc và Việt Nam, 2 nước đã từng tham gia vào nhiều cuộc xung đột quy mô nhỏ trong những năm 1970 và 1980 và nó có thể tái diễn ra với một quy mô lớn hơn nhiều.

http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=673213#ixzz2aojdMA6O
http://www.xaluan.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét